Dùng thuốc chống đông máu khi bị bệnh tim mạch thế nào cho hiệu quả?

Khi đang uống warfarin, bạn nên trao đổi với bác sỹ về bất cứ thuốc nào bạn cần phải uống thêm

Nhận diện cục máu đông nguy hiểm trong cơ thể

Dùng sản phẩm nào để ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ?

5 cách ngăn ngừa cục máu đông để phòng tai biến

Chân sưng to bất thường cẩn thận có cục máu đông

TS. Martin Scurr – Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Warfarin là một loại thuốc có tác dụng chống đông máu. Một số người cho rằng warfarin làm loãng máu, tuy nhiên trên thực tế chúng không làm máu của bạn loãng hơn mà chỉ giúp ngăn ngừa cục máu đông. Warfarin thường được kê toa cho bệnh nhân bị rung nhĩ (rối loạn nhịp tim nhanh) hoặc những người bị đột quỵ hoặc đau tim.

Warfarin làm giảm sự hình thành các cục máu đông nhưng nó không ngăn ngừa đông máu hoàn toàn. Do đó, tác dụng của warfarin phải được theo dõi cẩn thận bằng xét nghiệm máu để điều chỉnh liều phù hợp, nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc là gây chảy máu quá mức.

Bệnh nhân sẽ phải làm xét nghiệm PT (prothrombin). Đây là xét nghiệm kiểm tra phải mất thời gian bao lâu để một cục máu đông hình thành trong một mẫu máu. PT được sử dụng để tính toán tỷ lệ INR (chỉ số xác định xem cục máu đông trong cơ thể bạn hình thành nhanh ở mức độ nào). INR giúp xác định liều lượng warfarin mà bệnh nhân cần.

Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc chống đông, INR phải được xét nghiệm ít nhất mỗi tháng một lần, đôi khi hai lần một tuần để đảm bảo rằng nồng độ warfarin vẫn còn trong phạm vi hiệu quả. Nếu IRN quá cao, bệnh nhân có nguy cơ cao bị chảy máu, ngay cả khi họ không bị chấn thương. Nếu INR quá thấp, nó có thể gây ra cục máu đông.

Một số loại thực phẩm, chất bổ sung và thuốc thảo dược có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của warfarin. Đặc biệt người bệnh nên lưu ý khi lựa chọn các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin K lớn, bởi nó có thể gây cản trở tác dụng của thuốc, làm tăng nguy cơ đông máu.

Trong chế độ Địa Trung Hải mà bạn đang áp dụng có nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin K bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, súp lơ, mùi tây, hành xanh, rau muống, măng tây và rau diếp... Khi bạn sử dụng các loại thực phẩm trên với một lượng thấp thì không đáng lo ngại, nhưng nếu dùng nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để tránh nguy cơ đông máu. 

Khi dùng warfarin bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ khi dùng bất cứ loại thuốc mới nào, cho dù là thuốc không kê đơn, thảo dược, vitamin hoặc các sản phẩm bổ sung vì chúng có thể tương tác với warfarin. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bị đau nửa đầu thường xuyên, nên bổ sung chất gì? - Ảnh 4TS.BS Martin Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏedinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.

Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS  Martin Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh. Đây là tờ báo có hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.


Gia Hân H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị